Thành công và thất bại của làng công nghệ 2010
Thành công nổi bật nhất: iPad của Apple
Năm qua được xem là năm của Facebook và Apple. Cả 2 công ty đều có những bước phát triển vượt bậc, thu về khoản lợi nhuận hàng tỉ USD và tạo nên những tác động trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, chiến thắng lớn nhất trong làng công nghệ thế giới trong năm qua chính là máy t ính bảng iPad của Apple. Ra mắt từ tháng 4, đến nay, Apple đã bán được 13,3 triệu chiếc iPad trên toàn thế giới, một con số ấn tượng cho sản phẩm điện tử được xem là non trẻ.
iPad không chỉ mang về cho Apple hàng tỉ USD, mà còn định nghĩa lại khái niệm máy tính, cũng như làm biến động toàn bộ thị trường công nghệ. Thị phần của laptop đã bị giảm sút nghiêm trọng kể từ khi iPad được giới thiệu. Apple cũng đã giúp HTML5 có cơ hội phát triển trên nền tảng máy tính bảng sau khi từ chối hỗ trợ Flash. Chưa dừng lại ở đó, iPad 2 đang rục rịch để chuẩn bị ra mắt trong vài tháng tới, và chắc hẳn sẽ tạo ra thêm một làn sóng biến động mới trên thị trường công nghệ.
Quả thật không quá khi nhận xét rằng iPad chính là chiến thắng vĩ đại nhất trong năm 2010.
Vị trí á quân: Facebook
Với hơn 500 triệu người dùng, Facebook là hệ thống kết nối và chia sẻ thông tin nhanh chóng và hàng đầu hiện nay. Mỗi tuần có thêm 50 ngàn website tạo chức năng chia sẻ trên Facebook. Hiện Facebook có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ và làm thay đổi cuộc sống của không ít người.
Thất bại tệ hại nhất: Google Buzz
Với số lượng người dùng đông đảo, Google Buzz từng được kỳ vọng trở thành mạng xã hội đối chọi lại sự bùng nổ của Facebook, nhưng rồi kết quả nhận được chỉ ở 2 chữ: thất vọng.
Nghèo nàn về tính năng chia sẻ, giao diện đơn điệu và thường xuyên gặp lỗi… là những nguyên do chính khiến Buzz thất bại trong công cuộc chinh phạt thị trường mạng xã hội.
Có thể nói ngoài Youtube, Google đã thất bại không ít lần trong các dịch vụ mạng xã hội, bao gồm Blogger, Orkut, Dodgeball, Picasa, Jaiku, Google Wave… các dịch vụ này lần lượt phải bị đóng cửa hoặc bị lấn át bởi các đối thủ khác như Foursquare, Facebook, Wordpress hay Twitter…
Vị trí á quân: Microsoft Kin
Với thất bại của chiếc điện thoại được đặt nhiều ky vọng, Kin, Microsoft đã lỗ số tiền 240 triệu USD, nhưng trên hết, danh tiếng và uy tín của Microsoft đã bị ảnh hưởng không ít.
Ý tưởng về Kin không tồi, nhưng cách thức thực hiện của Microsoft đã làm ý tưởng đó nhanh chóng bị sụp đổ. Bây giờ, Microsoft đang cố gắng vớt vát danh tiếng của mình bằng Windows Phone 7, hệ điều hành được trông đợi để thách thức Android và đặc biệt là sự thống trị của iPhone.
Tăng trưởng ngạc nhiên nhất: Groupon
Groupon là website thương mại điện tử được thành lập từ năm 2008, chuyên cung cấp thông tin về thị trường tại Bắc Mỹ, Brazil, Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha, và đưa ra những đề nghị giá cả hợp lý nhất cho người mua.
Vào tháng 4/2010, Groupon có giá 1 tỷ USD, đến tháng 11, giá trị đã đạt đến mức 6 tỉ USD, điều này đồng nghĩa với việc giá trị của trang web tăng thêm 20 triệu USD/ngày, một con số ấn tượng, và trở thành công ty có mức tăng trưởng nhanh nhất từ trước đến nay trong lịch sử.
Đầu tháng này, công ty đã từng từ chối lời đề nghị mua lại của Google với giá trị 6 tỉ USD.
Thất bại đáng ngạc nhiên nhất :
Từng là mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ các website yêu thích lớn hàng đầu trên thế giới, từng được Google lẫn Microsoft để mắt đến và đưa ra những đề nghị mua lại hấp dẫn… nhưng rồi bỗng nhiên, Digg tuyên bố ngừng hoạt động một thời gian để nâng cấp cách thức hoạt động.
Đây được xem như là bước đi cực kỳ sai lầm của Digg. Sau một thời gian dài chờ đợi, Digg phiên bản mới được ra mắt, với cách thức sử dụng khó khăn hơn, tính năng chia sẻ và bàn luận bị hạn chế hơn… trái ngược với sự mong đợi là một sự thất vọng quá lớn từ phía người dùng.
Trở về