Tự chế CPU, Trung Quốc âm mưu "đá" Intel và AMD


Nhiều bài báo trên thế giới gần đây đã cố tình lảng tránh việc Trung Quốc đã tự sản xuất được bộ vi xử lý riêng (Loongson). Họ cho rằng chip máy tính do Trung Quốc làm ra có sự phụ thuộc rất lớn vào công nghệ của nước ngoài. Đồng thời phóng viên còn đưa ra các lý do không mấy liên quan như điều kiện sản xuất độc hại hay giá thành nhân công rẻ mạt để làm cả thế giới quên đi việc một nước đang phát triển như Trung Quốc đã có thể tự sản xuất những thứ đòi hỏi công nghệ cao như bộ vi xử lý trung tâm cho máy tính. 
Tuy nhiên sự thật là thời gian qua Trung Quốc đã nỗ lực hết mình để nghiên cứu và thực hiện điều này. Có lẽ, mục tiêu chính cho hành động này là nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các nước phương Tây trong lĩnh vực công nghệ cao. Kết quả đầu tiên cho hơn 10 năm nghiên cứu của “Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc” là Siêu máy tính Dawning 6000 sử dụng hoàn toàn chip Loongson "cây nhà lá vườn" đã ra đời. Mặc dù vậy, nó chỉ có tốc độ bằng 1 nửa siêu máy tính Tianhe – 1A (Thiên Hà - 1A) sử dụng chip của Intel và Nvidia. Chiếc siêu máy tính này có khả năng xử lý lên tới 2.5 triệu tỉ phép tính trong 1 giây. 
Trưởng bộ phận thiết kế vi xử lý mới, ông Hu Wei Wu đã phát biểu trên tờ People’s Daily rằng: “Ngành công nghệ thông tin của chúng tôi (Trung Quốc) đã sử dụng công nghệ nước ngoài, tuy nhiên, giống như một nước công nghiệp không muốn phụ thuộc vào dầu mỏ và thép của nước ngoài, chúng tôi muốn một con Chip của riêng mình”. 

 Trung Quốc đã bắt tay chế tạo con chip này được 10 năm và thu được một số kết quả khá tốt cũng như nước này đã có khả năng tiếp cận được 1 số công nghệ của phương Tây. Nhưng ông Hu nói rằng thế hệ bộ vi xử lý này vẫn cần khoảng 10 năm nữa để có thể hoàn thiện và đáp ứng đủ cho nhu cầu cho Trung Quốc, một đất nước có dân số lớn nhất thế giới. 
Hy vọng rằng sau 20 năm nữa thì bộ vi xử lý của Trung Quốc có thể được bày bán tại Mỹ giống như quần áo hay các mặt hàng tiêu dùng khác. Chưa hết, Trung Quốc còn đang cố gắng theo đuổi mục tiêu thay thế các siêu máy tính hiện tại đang sử dụng chip nước ngoài bằng chip nội địa trong năm 2011. 
Một số người cho rằng, thật ra quá trình sản xuất chip của Trung Quốc hiện đang sao chép lại nguyên mẫu từ Intel. Tuy nhiên, giả thiết này dường nhưng không hoàn toàn đúng. Loongson là kết quả của một quá trình nghiên cứu hơn 10 năm của Trung Quốc. Nó dường như là minh chứng nỗ lực của quốc gia này nhằm thay thế công nghệ từ nước ngoài.
 

 Hiện nay, công nghệ của Trung Quốc đã có thể gia công các bộ vi xử lý với tiến trình 20nm, nhưng về phần thiết kế và lập trình cho CPU thì Trung Quốc vẫn đang ở thời kì sơ khai. Tianhe-1A hiện vẫn đang chạy trên Linux với kiến trúc MIPS.
 Tuy nhiên có một vấn đề khác là Trung Quốc đang tự cô lập mình với các hãng sản xuất CPU lớn trên thế giới khi cố gắng tạo ra 1 dòng Chip 100% "made in China" và dùng nó để cạnh tranh trên thị trường. Có lẽ đã đến lúc Trung Quốc không còn chi phối nền kinh thế toàn cầu bằng vào nguồn nhân lực khổng lồ với các mẫu thành phẩm giá thành siêu rẻ của mình mà giờ đây họ còn có dự định lấn sang các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao và nhiều chất xám.
 Nhưng suy cho cùng, điều này thực sự không có lợi gì cho Trung Quốc khi hầu hết các mẫu máy tính trên thế giới đang sử dụng CPU của một vài hãng nổi tiếng và các hãng này hàng năm vẫn bỏ ra hàng tỉ đô la để duy trì thị trường riêng của họ. Trung Quốc đang tự tách mình khỏi số đông, làm những điều mà mình muốn bất kể hậu quả. 
 Mặc dù vậy, "dám nghĩ, dám làm" cũng là cách mà người Mỹ hay Nhật đưa đất nước họ trở thành các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới.
 Tuy nhiên, thật khó để dự đoán trước tương lai. Thành công hay thất bại còn phải đợi thời gian kiểm chứng và trả lời. Nếu như có một sự đột phá trong công nghệ khiến giá thành sản phẩm giảm đáng kể, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong số các nước phát triển về công nghệ cao. Và lúc đó, biết đâu thế giới sẽ sử dụng CPU Loongson thay vì Intel!

 




Trở về

 

Powered by: